Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017
Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017
Quy trình sản xuất phim quảng cáo
I. Phim quảng cáo ( hoặc còn gọi hẹp là Quảng cáo truyền hình )
Theo thuật ngữ tiếng Anh là television advertisement hay television commercial -viết tắt TVad hay TVC- hoặc thường được gọi đơn giản là commercial hay advert)
Đó là một dạng phim hay tiết mục được dàn dựng sản xuất, lưu hành trên những phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau và phải trả phí bởi những công ty, tổ chức, hội đoàn muốn quảng bá một thông điệp nào đó, thường là để quảng cáo hay khuyến mại một món hàng nào hoặc để cổ động, phổ biến điều gì đó.
II. Quy trình sản xuất phim quảng cáo:
1. Ý tưởng ( Xây dựng kịch bản):
Đây là giai đoạn biến những ý tưởng ban đầu thành một kịch bản có thể thực hiện được. Đây là giai đoạn quan trọng để có một sản phẩm TVC quảng cáo hiệu quả thif người xây dựng phải hiểu hơn ai hết về nội dung, thông điệp muốn gửi cho người xem. Thông thường gian đoạn này mất khoảng 5-7 ngày.
2. Tiền sản xuất phim quảng cáo:
Sau khi giai đoạn ý tưởng hoàn thành thì việc triển khai ý tưởng đó thành phim là công việc này phụ thuộc hết vào nhà sản xuất. Giám đốc sản xuất sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc phân bổ kế hoạch sản xuất phim quảng cáo. Một số các vị trí chính của đội ngũ thực hiện vào quá trình sản xuất:
- Đạo diễn ( Director): Người chịu trách nhiệm về diễn xuất và các yếu tố sáng tạo khác của bộ phim.
- Trợ lý đạo diễn ( Assitant director- AD): Phụ giúp đạo diễn trong việc quản lý lịch quay, tính hợp lý của quá trình sản xuất và các nhiệm vụ khác
- Phj trách Casing ( casing director): Tìm kiếm các diễn viên thích hợp với các nhân vật trong phim. Việc lựa chọn thường diễn ra với các buổi diễn thử (audition) và việc casting được đặc biệt chú trọng với các vai chính ảnh hưởng tới toàn bộ phim.
- Phụ trách trường quay (Location manager): Tìm kiếm và quản lý các địa điểm thực hiện các cảnh quay. Phần lớn các nội cảnh được thực hiện trong các xưởng quay nhưng với các ngoại cảnh, phụ trách trường quay phải có trách nhiệm lựa chọn địa điểm quay thích hợp và chuẩn bị để việc quay phim diễn ra thuận lợi nhất
- Phụ trách sản xuất (production manager): Quản lý ngân quỹ của đoàn làm phim và lịch sản xuất.
- Phụ trách quay phim (director of photography - DP hoặc DOP): Nghệ sĩ đảm nhiệm việc quay các cảnh phim. Thường có một người quay chính và một hoặc hai phụ tá. Phụ trách quay phim phải phối hợp chặt chẽ với phụ trách âm thanh (director of audiography - DOA) dưới sự chỉ đạo chung của đạo diễn để các cảnh phim diễn ra đồng bộ về hình và tiếng theo đúng ý tưởng kịch bản.
- Phụ trách nghệ thuật (art director): Quản lý các mặt nghệ thuật đặc thù của phim như trang phục, hóa trang, kiểu tóc. Phụ trách nghệ thuật cũng phải hợp tác với phụ trách thiết kế (production designer), người chịu trách nhiệm xây dựng bối cảnh cho các cảnh quay.
- Thiết kế âm thanh (sound designer): Phụ trách xây dựng các âm thanh ngoài những phần thu trực tiếp từ trường quay và kết hợp hai loại âm thanh này cho phù hợp với các cảnh quay đã thực hiện.
- Nhà soạn nhạc: Soạn nhạc nền và các bài hát chủ đề (original soundtrack) cho phim.
- Biên đạo (choreographer): Thiết kế và phối hợp các đoạn múa cho phim, vị trí này đặc biệt quan trọng trong các phim ca nhạc.
3. Giai đoạn sản xuất phim:
Đây là quá trình trực tiếp quay và tạo ra các cảnh phim. Đội ngũ làm phim sẽ có thêm các vị trí mới như giám sát kịch bản (script supervisor), biên tập viên hình ảnh (picture editor) và âm thanh (sound editor).
Trong sản xuất phim rất cần 1 công cụ, đó là máy quay phim.
Một buổi quay thông thường sẽ được bắt đầu theo lịch quay do trợ lý đạo diễn sắp xếp. Bối cảnh phim sẽ được chuẩn bị theo kịch bản, sắp đặt ánh sáng và bộ phận thu tiếng trực tiếp cũng phải sẵn sàng cho việc bấm máy. Trong khi đó các diễn viên sẽ được hóa trang, trang điểm và kiểm tra lại phần thoại của mỗi người. Trước khi quay, họ sẽ nhẩm lại một lần nữa với đạo diễn và được đạo diễn phác thảo qua cách diễn trong cảnh quay đó.
Cảnh quay được bắt đầu khi đạo diễn hô "diễn" (action) và bảng clapperboard dập xuống báo hiệu, trên clapperboard có ghi số hiệu cảnh phim, số lần thực hiện cảnh (take) đó, ngày tháng, tên phim và đạo diễn. Bảng này có vai trò quan trọng trong việc xác định sự đồng bộ của hình ảnh và âm thanh, đặc biệt là các âm thanh tạo thêm bên ngoài.
Cảnh quay kết thúc khi đạo diễn hô "cắt" (cut). Đạo diễn sẽ là người quyết định cảnh đó có phải quay lại hay không, thường thì một cảnh quay phải thực hiện nhiều lần để đạo diễn có thể lựa chọn được cảnh tốt nhất.
4. Hậu kỳ:
Sau khi công đoạn quay hoàn tất, các cảnh quay sẽ được dựng, sắp xếp thành một bộ phim hoàn chỉnh bởi những người dựng phim. Đầu tiên các kỹ thuật viên này sẽ lựa chọn các cảnh quay tốt nhất, sau đó cắt và chỉnh sửa (trimming) sao cho chúng có thể tiếp nối nhau một cách trơn tru để tạo thành bộ phim.
Trimming được thực hiện cực kì tỉ mỉ, đôi khi tới từng khuôn hình hoặc từng giây vì nó quyết định chất lượng của bộ phim. Bộ phim sẽ được chiếu thử cho đạo diễn và nhà sản xuất kiểm tra, nó được coi là hoàn chỉnh (locked) chỉ khi những người này thực sự hài lòng.
Các biên tập viên âm thanh là những người chịu trách nhiệm giai đoạn tiếp theo của quá trình hậu kỳ. Âm thanh, bao gồm âm thanh thu ngoài trường quay, các hiệu ứng âm thanh, âm thanh nền, nhạc phim, thoại sẽ được lồng sao cho khớp với phần hình ảnh.
Cuối cùng bộ phim sẽ được chiếu thử cho một lượng khán giả nhất định được chọn lọc kỹ, và những phản hồi của lần chiếu thử này có thể dẫn đến việc biên tập hoặc thậm chí quay lại một số đoạn phim.
5. Phát hành: Đây là công đoạn cuối cùng của quá trình làm phim. Đăng ký bản quyền tác giả và phát trên truyền hình.
Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017
chỉnh timeline trong Premiere Pro.
Trong hướng dẫn này, tôi sẽ cho bạn thấy làm thế nào để tùy chỉnh các tùy chọn hiển thị khác nhau của dòng thời gian của bạn trong Adobe Premiere Pro. Hãy bắt đầu với một timeline rất bận rộn và lộn xộn, và từng bước chúng tôi sẽ từ từ mất đi tùy chọn hiển thị cho đến khi chúng tôi đang trái với một cái nhìn rất tối thiểu.Việc làm này sẽ giúp bạn thấy mức độ mà bạn có thể tùy chỉnh. Băt đâu nào.
Panel Menu và Timeline Display Settings
Có hai khu vực trong bảng điều khiển thời gian (timeline panel) mà bạn có thể làm một số tuỳ biến đáng kể. Panel menu và menu timeline display settings Để mở menu cài đặt hiển thị thời gian, click vào biểu tượng cờ lê nhỏ ở phía trên bên trái của bảng điều khiển thời gian ( timeline panel).
Hiện Khung hình video
Hiện tên video
Hiện âm thanh dạng sóng
Hiện âm Khung hình
Cũng như với các khung hình video, bạn có thể hiển thị thông tin keyframe âm thanh trên các đoạn âm thanh của bạn.
Hiện tên âm thanh
Tắt thông tin tên âm thanh có thể giúp dọn dẹp thời gian của bạn. Cá nhân tôi thấy mình chỉ sử dụng tên video và tắt tên âm thanh.
Clip Markers, Duplicate Markers Frame, Thông qua chỉnh sửa và Badges FX
Hiện Clip Markers
Clip đánh dấu là một công cụ hữu ích. Nếu bạn sử dụng chúng rất nhiều, nhưng muốn tập trung vào cái gì khác, bạn có thể nhanh chóng tắt chúng đi.
Hiện Markers Khung trùng lặp
Đánh dấu khung trùng lặp là hữu ích và giúp giữ cho bạn tỉnh táo để bất kỳ clip hay khung hình được hiển thị nhiều hơn một lần trong thời gian của bạn.
Show Through Edits
Thông qua chỉnh sửa cũng giúp giữ cho bạn biết về bất kỳ sửa đổi không cần thiết có thể trên một clip. Một thông qua chỉnh sửa là một chỉnh sửa mà không có khung bị mất trong một clip.
Hiện Badges FX
Phù hiệu FX cực kỳ hữu ích. Họ có ba chế độ hiển thị khác nhau: màu xám có nghĩa là không có gì đang xảy ra với clip của bạn, màu vàng có nghĩa là bạn có khung chính trên một tài sản nào đó, và màu tím có nghĩa là bạn có một hiệu ứng thực tế trên clip của bạn.
Cắt, Tracks, Headers và các Menu Chỉnh
Xem trước composite Trong Trim
Xem trước composite trong một trim chỉ đơn giản cho bạn một hỗn hợp của cả hai khung được cắt tỉa và khung của clip liền kề trên timeline. Tắt chức năng này để xem trước toàn màn hình chỉ có khung được cắt tỉa.
Minimize All Tracks
Một tính năng mới của bản cập nhật gần đây để Premiere, các thu nhỏ tất cả các bài hát đặc trưng là một trong những mục yêu thích của tôi. Tôi chỉnh sửa trên một máy tính xách tay Pro 15 "Macbook, và màn hình bất động sản là nhu cầu cao.
Tùy chỉnh video và âm thanh Headers
Trong trình đơn cài đặt hiển thị thời gian bạn có thể tùy chỉnh video của bạn và tiêu đề âm thanh với nội dung trái tim của bạn. Bạn thậm chí có một bảng nút soạn thảo để khám phá.
Chỉnh Menu
Ngoài thời gian trình đơn cài đặt màn hình, menu bảng điều khiển cung cấp lên một số tính năng bổ sung, bao gồm cảviệc điều chỉnh hình thu nhỏ video, tùy chỉnh màn hình dạng sóng âm thanh, thêm một thanh khu vực làm việc, đơn vị thời gian, loại bỏ số cai trị thời gian, và tạo ra một tùy chỉnh thời gian bắt đầu cho bạn trình tự mã hóa thời gian.
Phần kết luận
Chúc bạn thành công!
Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017
Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017
Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017
Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017
Các bước thi công sơn TOA
Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt
- Với bề mặt tường mới:
+) Dùng đá mài, mài tường để loại bỏ các tạp chất làm ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp bột matit hay sơn phủ
+) Sau đó dùng giấy nhám thô ráp lại bề mặt và sau đó vệ sinh bụi bẩn
+) Trước khi tiến hành thi công đoạn trét bột, nếu tường quá khô, nên làm ẩm tường bằng cách dùng rulo lăn qua tường với nước sạch
- Với bề mặt tường cũ:
+) Bên cạnh đó, cạo bỏ toàn bộ lớp sơn cũ, các lớp này đã mất độ bám dính
+) Sau đó rửa sạch tường bằng nước sạch và để khô trước khi bước vào thực hiện sơn
Bước 2: Trét matit
- Trét lớp 1: Dùng một trong các loại bột trét ( đã được trộn và đóng bao hoặc thùng ở dạng bột) trộn bột với nước theo tỉ lệ thích hợp, khấu trộn thật đều cho đến khi các thành phần bột liên kết lại với nhau thành bột dẻo, trét lớp 1 lên tường bằng dụng cụ thích hợp, sau đó để khô 1-2 giờ và dùng giấy nhám làm phẳng bề mặt (lưu ý thi công trét bột sau khi trộn với nước trong vòng 1-2 giờ).
- Trét lớp 2: (Cần làm sạch các hạt bụi bột để lớp bột sau bám dính tốt hơn) trộn đều bột với nước theo tỉ lệ thích hợp như ở lớp 1. Sau 24 giờ dùng giấy nhám mịn giáp phẳng bề mặt ( không dùng giấy nhám thô ráp làm xước bề mặt mịn màng của matit). Có thể dùng đèn chiếu sáng để kiểm ta độ phẳng của tường đã trét bột, sau đó tiến hành vệ sinh tường. Để khô bề mặt sau 24 giờ và tiến hành sơn.
Bước 3: Sơn
- Dùng rulo hay máy phun thông thường sơn 1 lớp sơn lót chống thấm và chống kiềm
- Sơn 1 lớp sơn lót với độ dày vừa phải ( có thể sơn 2 lớp sơn lót tùy theo nhu cầu sửa dụng )
- Có thể pha thêm tối đa 10% dung môi thích hợp theo tỷ lệ trong quá trình thi công
- Sơn cách lớp sau 1 đến 2 giờ ( tùy vào điều kiện nhiệt độ thời tiết)
- Dùng rulo hay máy phun thông thường sơn tối thiểu 2 lớp sơn màu, sau đó sơn phủ bảo vệ màu lựa chọn
- Có thể pha thêm tối đa 10% (nước sạch) theo thể tích trong quá trình thi công
- Rửa sạch dụng cụ thi công bằng nước sạch
- Đặt thùng sơn ở vị trí an toàn, cẩn thận khi vận chuyển. Trong trường hợp bị đổ sơn, thu gom lại bằng đất và cát, đậy chặt nắp.
- Mang khẩu trang thích hợp trong lúc chà nhám hay lăn sơn.
- Đảm bảo thông thoáng tốt khi thi công sơn.
- Tránh hít bụi sơn. Trong trường hợp thi công không đủ điều kiện thông thoáng, phải mang thiết bị trợ khí.
- Khi sơn nên mang kính bảo hộ (bảo vệ mắt). Khi mắt bị dính sơn nên rửa với thật nhiều nước sạch và đi đến bác sĩ kiểm tra.
- Dùng xà phòng và nước sạch để rửa sạch các vết sơn bám trên da
- Không được đổ sơn vào cống rãnh hay nguồn nước. Xử lý sơn thải theo đúng quy định về bảo vệ môi trường.
- Bảo quản sơn ở những nơi khô ráo thoáng mát.
Liên hệ:duyanhgroup.com
-
Timeline là nơi bạn sẽ dành phần lớn thời gian của bạn khi chỉnh sửa video, vậy tại sao không tìm hiểu làm thế nào để làm cho nó hoàn hảo hơ...